SÁCH:
PHÉP MÀU SÁNG TẠO TỪ GIẤY

10 điều thú vị về
tắc kè hoa

Tắc kè hoa có những điều thú vị nào? Cùng tìm hiểu nhé

1. Tồn tại hơn 60 triệu năm về trước
Các nhà cổ sinh vật học cho rằng những con tắc kè hoa đầu tiên đã tiến hóa ngay sau khi loài khủng long tuyệt chủng cách đây 65 triệu năm. Tuy nhiên, một số bằng chứng gián tiếp còn cho thấy tắc kè hoa đã xuất hiện từ 100 triệu năm về trước, trong thời kỳ Phấn trắng và bắt nguồn từ châu Phi.
2. Có hơn 200 loài tắc kè hoa
Loài tắc kè hoa bao gồm một chục chi và hơn 200 loài riêng lẻ. Loài bò sát này có đặc trưng là kích thước nhỏ, gồm bốn chi, lưỡi có thể vươn ra và mắt có khả năng xoay độc lập. Hầu hết các loài tắc kè hoa sở hữu chiếc đuôi có khả năng cầm nắm. Tắc kè hoa còn có khả năng đặc biệt là thay đổi màu sắc cơ thể, khả năng này giúp chúng báo hiệu cho các con tắc kè hoa khác hoặc được sử dụng để ngụy trang trước kẻ thù. Hầu hết tắc kè hoa ăn côn trùng, nhưng một số giống lớn hơn có thể tiêu thụ cả thằn lằn nhỏ và chim.
3. Tắc kè hoa trong tiếng Anh có nghĩa là “sư tử mặt đất”
Trong nền văn hóa cổ xưa của người Akkadian, tổ tiên của người thống trị Iraq thời hiện đại vào hơn 4.000 năm trước đã gọi tắc kè hoa là qaqqari , nghĩa đen là "sư tử của mặt đất". Cách gọi này đã được các nền văn minh tiếp theo chọn lọc và sử dụng trong các thế kỷ tiếp theo: đầu tiên là Hy Lạp với tên gọi “khamaileon”, sau đó là "chamaeleon" trong tiếng Latin, và cuối cùng là "chameleon" trong tiếng Anh hiện đại, có nghĩa gốc là "sư tử mặt đất".
4. Gần một nửa số tắc kè hoa sinh sống ở Madagascar
Hòn đảo Madagascar nằm ngoài khơi bờ biển phía đông châu Phi được biết đến với sự đa dạng của loài vượn cáo (một họ linh trưởng sống trên cây) và tắc kè hoa. Ba chi tắc kè hoa (brookesia, calumma và furcifer) là những loài độc quyền chỉ có ở Madagascar, trong đó bao gồm các loài tắc kè hoa hình con sâu bướm, tắc kè hoa khổng lồ và nhiều loài tắc kè hoa có màu sắc rực rỡ khác.
5. Khả năng thay đổi màu sắc
Hầu hết những con tắc kè hoa đều có thể thay đổi màu sắc và hoa văn của chúng bằng cách điều khiển các sắc tố và tinh thể guanine (một loại axit amin) nằm trong da của chúng. Thủ thuật này giúp chúng ngụy trang trước những kẻ săn mồi hoặc những kẻ tò mò khác. Tuy nhiên, hầu hết tắc kè hoa thay đổi màu sắc là để báo hiệu cho những con tắc kè hoa khác. Chẳng hạn, những con tắc kè hoa đực có màu sắc sặc sỡ sẽ chiếm ưu thế trong những cuộc cạnh tranh với cá thể đực khác, trong khi những con có màu sắc trầm hơn thể hiện sự thất bại và khuất phục.
6. Khả năng thấy được tia cực tím
Một trong những điều bí ẩn nhất về tắc kè hoa là khả năng nhìn thấy ánh sáng của tia cực tím trong phổ tử ngoại. Khả năng này có lẽ đã được phát triển để cho phép tắc kè hoa nhắm mục tiêu con mồi tốt hơn. Việc nhìn thấy tia cực tím cũng có thể có liên quan đến thực tế là tắc kè hoa trở nên năng động và tích cực sinh sản hơn khi tiếp xúc với tia UV do tia UV có thể đã kích thích tuyến tùng trong bộ não của chúng.
7. Hai con mắt có khả năng di chuyển độc lập
Hai con mắt của tắc kè hoa có khả năng di chuyển độc lập trong hốc mắt và do đó giúp chúng có một tầm nhìn gần 360 độ. Điều này cho phép tắc kè hoa có thể quan sát những con côn trùng ngon lành từ cách xa tới 20 feet mà không cần nhìn hai mắt. Tuy nhiên, bù lại cho khả năng siêu việt của đôi mắt thì tắc kè hoa có đôi tai tương đối thô sơ và chỉ có thể nghe thấy âm thanh trong phạm vi tần số cực kỳ hạn chế.
8. Lưỡi dài và có khả năng bám dính
Như một vũ khí bổ trợ cho đôi mắt không góc chết, tất cả các con tắc kè hoa đều được trang bị một chiếc lưỡi dài và dính để bắt con mồi. Chiếc lưỡi của tắc kè hoa thường dài gấp hai hoặc ba lần chiều dài cơ thể của chúng khi được đẩy ra khỏi miệng. Một con tắc kè hoa có thể phóng lưỡi của nó với toàn bộ lực ngay cả khi ở nhiệt độ thấp.
9. Bốn chân có thiết kế chuyên biệt
Có lẽ vì độ giật cực cao gây ra bởi lưỡi khi bắt mồi, tắc kè hoa cần một thiết kế để bám chắc vào cành cây. Do đó, tắc kè hoa có thiết kế của bốn chân cực kỳ đặc biệt. Hai chân phía trước của tắc kè hoa có hai ngón chân bên ngoài và ba ngón chân bên trong, và ngược lại, hai chân sau của chúng lại có hai ngón chân bên trong và ba ngón chân ngoài. Mỗi ngón chân có một móng sắc nhọn để ghim vào vỏ cây. Một số loài động vật khác, bao gồm cả chim và lười, cũng phát triển một chiến lược thả neo tương tự.
10. Chiếc đuôi có khả năng cầm nắm
Thiết kế đặc biệt của chân tắc kè hoa dường như là chưa đủ, hầu hết những con tắc kè hoa (trừ loại nhỏ nhất) còn có một chiếc đuôi có khả năng quấn quanh cành cây. Chiếc đuôi này giúp chúng di chuyển linh hoạt và ổn định hơn khi trèo lên hoặc xuống cây và giống như bàn chân của chúng, giúp chống lại sự độ giật khi sử dụng lưỡi để bắt mồi. Khi một con tắc kè hoa đang nghỉ ngơi, đuôi của nó cuộn tròn lại. Tuy nhiên, không giống như một số loài thằn lằn khác có thể rụng và mọc lại đuôi nhiều lần trong suốt cuộc đời thì tắc kè hoa không thể tái tạo đuôi của nó nếu nó bị cắt đứt.

Hi vọng với nội dung này sẽ giúp các con có thêm nhiều kiến thức bổ ích.
Ba/mẹ và các bạn nhỏ muốn đóng góp thêm ý kiến và bổ sung nội dung nào, có thể để lại lời nhắn cho chúng mình biết nhé!
Cewbooks - xin chân thành cảm ơn!

Gửi ý kiến đóng góp

CUSTOMER SERVICE

Chính sách thanh toán

Điều khoản sử dụng

Chính sách bảo mật

http://thenounproject.comThe Noun ProjectIcon TemplateRemindersStrokesTry to keep strokes at 4pxMinimum stroke weight is 2pxFor thicker strokes use even numbers: 6px, 8px etc.Remember to expand strokes before saving as an SVG SizeCannot be wider or taller than 100px (artboard size)Scale your icon to fill as much of the artboard as possibleUngroupIf your design has more than one shape, make sure to ungroupSave asSave as .SVG and make sure “Use Artboards” is checked100px.SVG

Contact Us

Số 126 Trung Hòa, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

CEWBOOKS  
ĐỒNG HÀNH CÙNG CON KHÔN LỚN