Những sự thật về các vị thần Ai Cập cổ đại
Trong bốn nền văn minh lớn của thế giới, nền văn minh Ai Cập được xem là nơi khởi nguồn của rất nhiều thành tựu văn minh, trong đó 9 vị thần Ai Cập cổ đại chính là một trong những tín ngưỡng lâu đời. Vậy, các vị thần Ai Cập ấy là ai?
NHỮNG BỨC TRANH HANG ĐỘNG NỔI TIẾNG
1. Thần Ra - Thần Mặt Trời
Là một trong những vị thần quan trọng nhất trong các vị thần Ai Cập, thần Ra là biểu trưng của sức mạnh tối cao và sự sáng tạo, đại diện cho ánh mặt trời chói lóa của ban trưa.Vào vương triều thứ nhất, ông đã trở thành vị thần tối cao, lấy hình dạng đầu chim ưng đội một chiếc dĩa mặt trời, tay cầm quyền trượng mãng xà, tượng trưng cho quyền lực của hoàng tộc.
(Thần Ra với biểu tượng là đầu chim ưng, đầu đội dĩa mặt trời đang đứng trên con thuyền mặt trời của mình)
Trong thần thoại Ai Cập, thần Ra còn là vị thần bảo hộ cho sự sáng tạo của sự sống. Vào thời kỳ sơ khai, con người đang vùng vẫy trong bóng đêm và thế giới đang hỗn loạn, thần Ra đã xuất hiện từ cơ thể của vị tinh linh nước là Nun, soi sáng và lấp đầy cả vũ trụ. Từ đó, thần Ra đã sáng tạo ra thần Shu (không khí) và Tefnut (độ ẩm), giúp cho cuộc sống của con người từ đó mà khởi tạo.
2. Thần Geb và nữ thần Nut
Trong các vị thần Ai Cập, sự quan trọng về biểu tượng của nữ thần bầu trời Nut và thần mặt đất Geb chính là khởi nguồn cho những thần thoại Ai Cập sau này. Nếu thần Nut là nữ thần của bầu trời, vũ trụ và thân hình của bà bao bọc trọn lấy trăm nghìn vì sao, thì thần Geb là ông thần cai quản vùng đất Ai Cập rộng lớn. Họ là con của thần Shu và nữ thần Tefnut, lần lượt đại diện cho không khí và độ ẩm.
Theo thần thoại Ai Cập, tuy là anh em nhưng nữ thần Nut và thần Geb đã luôn yêu thương và mong muốn được chung sống với nhau trọn đời. Tuy vậy, họ lại vấp phải sự phản đối của Thần Shu. Trong một khoảnh khắc nóng giận, thần Shu đã ném nàng Nut bay lên bầu trời, và nhất định ngăn chặn không để cho trời và đất có thể gặp nhau, bất kể là ngày nào trong 360 ngày của năm. Chứng kiến đôi tình nhân phải đau đớn chia lìa, thần trí tuệ Thoth đã thách đấu thần Shu, bắt thần Shu phải sáng tạo thêm 5 ngày dư ra cho các tháng. Nhờ đó, một năm đã có 365 ngày, mà thần Geb và thần Nut đã có cơ hội được gặp nhau, sinh ra bốn người con: Osiris, Set, Isis và Nephthys.
3. Thần Osiris
Thần Osiris là vua của thế giới dưới lòng đất, được con người Ai Cập sùng bái và tôn làm thần. Ông xuất hiện với nước da màu xanh lá, với bộ râu đặc trưng của vua Pharaoh, phần dưới chân ông được bọc trong lớp vải quấn xác ướp. Trên tay ông cầm một chiếc móc cong tròn và một chiếc néo, lấy cái hứng từ cây roi da lùa gia súc. Ban đầu, hai vật dụng này được dùng để miêu tả về Osiris, nhưng sau này lại trở thành biểu tượng của các vị vua Pharaoh, như quyền lực của hoàng gia.
Trong truyền thuyết Ai Cập, ganh ghét với sự sùng bái mà Osiris nhận được, Set, em trai ông đã giết anh trai mình và phân làm nhiều khúc, rải rác khắp miền đất Ai Cập. Chính vì vậy khi ráp lại thân thể của Osiris, vợ ông đã phải bó trong khúc vải quấn xác ướp để giữ thân ông lại.
4. Nữ Thần Isis
Isis cũng chính là quốc mẫu trong lịch sử Ai Cập cổ đại. Bà được tôn vinh là mẹ của các vị Pharaoh, đồng thời là vợ của Osiris, vị thần của cái chết. Bà thường xuất hiện trong hình dạng một người phụ nữ, trên đầu đội một chiếc mấn có hình dáng của ngai vàng. Lần đầu tiên được nhắc đến trong chương Vương Quốc Cũ (từ năm 2668 đến năm 2181 trước Công Nguyên), Nữ thần Isis đã trở thành một cánh tay đắc lực của Osiris, hướng dẫn những linh hồn đã chết đến với thế giới bên kia.
Theo dữ liệu mới nhất, cung điện dưới lòng đất này không sâu như mọi người tưởng tượng. Độ sâu thực tế gần bằng độ sâu của ngôi mộ ở đại mộ Tần Công số 1, Chỉ Dương. Tính theo cách này, độ sâu thực tế từ miệng của cung điện ngầm đến đáy là khoảng 26 mét, và độ sâu nhất trên bề mặt vào thời nhà Tần là khoảng 37 mét.
5. Nữ Thần Nephthys
Nephthys tượng trưng cho trải nghiệm chết đi (death experience). Bà là em gái và đồng thời là vợ của Set, vị thần của sự hủy diệt.
Nephthys thường xuất hiện song song với Isis, như một vị nữ thần bảo vệ và che chở cho thân thể đang được ướp xác của Osiris. Cũng giống như chị gái Isis của mình, Nephthys cũng có năng lực chữa lành người bệnh, bảo vệ cho trẻ nhỏ cũng như là bảo hộ của màn đêm tăm tối. Vai trò của bà thường được nhớ đến là người đã bảo vệ và trông nom cho xác chết của Osiris, ngoài ra thì vai trò của bà thường không được nhớ đến nhiều như chị gái của mình.
6. Thần Set
Là em trai của Osiris, Set là nam thần đại diện cho thảm họa, tai ương, bệnh tật, sa mạc và bạo lực. Ông thường được biết đến với vai trò phản diện của mình trong thần thoại Osiris, nhưng thật ra Set cũng từng là một vị thần tốt bụng, đã cùng thần Mặt trời Ra tiêu diệt con rắn hỗn mang. Ông được khắc họa là một vị thần có thân người và đầu chó với phần mõm dài.
Set được khắc họa là một vị thần hung hãn và thường xuyên ghen tị với anh trai của mình. Sau này, con trai của Osiris là Horus đã lên ngôi và chính thức đánh bại Set, giành lại quyền lực cai trị Ai Cập từ tay người chú độc ác.
7. Thần Horus
Horus là vị thần ánh sáng, bầu trời và là con trai của Osiris, người sau này sẽ trở thành vị vua cai trị Ai Cập. Ông được khắc họa là vị thần có đầu chim đại bàng và đầu đội mũ mấn Pharaoh. Horus là con trai của Osiris và Isis, được sinh ra sau khi Osiris được hồi sinh từ cái chết, chính vì vậy từ khi còn nhỏ, ông đã cảm nhận được ngọn lửa trả thù người chú hung ác của mình.
Người ta tin rằng, hai vì tinh tú trên bầu trời chính là hai con mắt của Horus, với mắt phải là mặt trời và mắt trái là mặt trăng. Trong truyền thuyết Ai Cập, Horus đã chiến đấu với Set 80 năm ròng rã để giành lấy quyền lực cai trị Ai Cập cổ đại. Các vị thần Ai Cập đã chán ngán khi phải chứng kiến cuộc chiến dài hơi này, nên họ đã quyết định hỗ trợ Horus giành lấy phần thắng. Cũng từ đây, con mắt bên trái của Horus đã rơi ra, lý giải vì sao mặt trăng không thể sáng như mặt trời.
8. Thần Anubis
Là con trai của Osiris và Nephthys, Anubis là vị thần tượng trưng cho cái chết và kỹ thuật ướp xác. Ban đầu, ông được xem như vua của thế giới dưới lòng đất, nhưng sau đó Osiris đã thay thế ông và ông trở thành một người hướng dẫn các linh hồn sau khi họ đã chết. Tương truyền rằng, ông là người đứng quan sát trái tim của linh hồn khi chúng được đặt lên bàn cân công lý, phán quyết xem một người có đủ trong sạch để tiếp tục kiếp sau hay không.
(Ảnh minh họa về sự chia lìa của nữ thần Nut và thần Geb, với thần Shu đứng giữa để ngăn chặn đôi vợ chồng)
9. Thần Thoth
Là vị thần duy nhất trong các vị thần Ai Cập biểu tượng của sự thông thái, Thoth là vị thần tri thức, được kính trọng bởi tài trí của mình. Ông thường xuất hiện với hình dáng của một chú cò ruồi, vốn là một loài vật linh thiêng. Ông là chồng của nữ thần Ma’at, nữ thần công lý và hai người đã cùng nhau hoàn thiện luật pháp cổ xưa nhất tại Ai Cập.
Đặc biệt với bộ môn chiêm tinh học, Thoth đã đóng một vai trò quan trọng, bởi quan sát sự chuyển động của mặt trăng đã tạo ra những ứng dụng quan trọng khi xem xét các yếu tố chiêm tinh. Sự xuất hiện biệt lập của ông có ý nghĩa rất lớn nếu chúng ta quan sát dưới góc độ văn minh, nếu các vị thần bên trên đều mang những ý nghĩa về hiện tượng tự nhiên, thì Thoth lại là sức mạnh của văn minh và tri thức, góp phần thúc đẩy xã hội Ai Cập chuyển mình mạnh mẽ