SÁCH:
PHÉP MÀU SÁNG TẠO TỪ GIẤY

Marcel Duchamp- Kẻ thách thức tất cả các quy phạm nghệ thuật thế kỷ 20

Marcel Duchamp- Kẻ thách thức tất cả các quy phạm nghệ thuật thế kỷ 20

Rất ít nghệ sĩ có thể tự tin mà nói rằng mình có thể xoay chuyển được dòng chảy lịch sử nghệ thuật hiện đại sang một hướng khác như Duchamp, không liên quan với dòng mà nó đi theo và kế thừa kể từ thời phục hưng, và từ đó hầu như bảo chứng cho mọi nghệ thuật được tạo ra ở châu Âu và Hoa Kỳ sau khi ông chết năm 1968, dù ở bất cứ mức độ nào đó đều có mang tư tưởng của ông. Bằng những thách thức kỳ quặc cho câu hỏi "nghệ thuật là gì?", hình thức nghệ thuật Readymade (tác phẩm tái tạo) đầu tiên của ông đã lan truyền mạnh mẽ trong giới hội họa và đến tận ngày nay vẫn có thể cảm nhận được. Thực ra những gì Duchamp thể hiện rất gần gũi với chủ nghĩa Siêu thực nhưng ông kiên quyết phủ nhận, ông không muốn liên quan hay dính dáng đến bất kỳ trường phái nghệ thuật nào. Marcel Duchamp luôn nhấn mạnh rằng nghệ thuật được thúc đẩy bởi những ý nghĩ, do vậy nghệ thuật của ông được coi là khởi nguồn của Nghệ thuật ý niệm.


Không đi theo con đường nghệ thuật thông thường, các tác phẩm của Duchamp thường là các thực thể dị hợm, tranh và các vật quái quỷ, kỳ lạ. Ông còn biến tấu các bức họa của các họa sĩ khác như một thú vui. Năm 1913, 2 họa sĩ vĩ đại không đội trời chung của nền hội họa thế kỉ 20, Picasso và Duchamp lần đầu tiên khẳng định tầm ảnh hưởng của mình lên nghệ thuật hiện đại với 2 tác phẩm có thể coi là không hề tương hợp: Chai, kèn clarinet, báo, thủy tinh (Picasso) và Cái vành xe đạp (Duchamp). Một cái bánh xe gắn trên cái ghế đẩu trắng và được lăn bánh mỗi khi xem, được coi là nghệ thuật, báo hiệu sự ra đời của phong trào Dada. Duchamp thực sự lên ngôi nửa thế kỷ sau, tuy số lượng tác phẩm của ông tạo ra rất ít, nhưng tầm ảnh hưởng giờ đây tràn khắp nghệ thuật đương đại và hậu hiện đại. Từ những năm 1920, Duchamp tuyên bố từ bỏ nghệ thuật, đúng hơn, ông từ bỏ cái mà ông gọi là “nghệ thuật giác mạc” để chơi cờ, nhưng suốt hơn 20 năm phần đời còn lại này ông vẫn kín đáo làm nghệ thuật.

Bicycle Wheel như một lời tuyên chiến chống đối của ông
với hội họa truyền thống

Những năm tháng đầu

Marcel Duchamp sinh năm 1887 tại Normandy, Pháp trong một gia đình có chất nghệ thuật. Cha ông là thị trưởng của Blainville, còn mẹ ông là một bà nội trợ bảy con yêu thích vẽ tranh phong cảnh nông thôn Pháp lúc bấy giờ. Ông lớn lên trọn vẹn trong không khí đầm ấm của gia đình với những ván cờ, bút màu và âm nhạc. Một trong những bức vẽ đầu tiên của ông là Landscape at Blainville (1902), tác phẩm này được hoàn thành lúc ông mới chỉ còn là một cậu bé 15 tuổi, nó không chỉ cho thấy suy nghĩ của ông mà còn phản ánh cả tình yêu của gia đình ông đối với danh họa Claude Monet. Marcel rất thân thiết với 2 anh trai của mình, và vào năm 1904, sau khi cả 2 rời nhà để bắt đầu con đường trở thành nghệ sĩ thì Marcel cũng theo họ đến Paris và học vẽ tại Học viện Julian. Ông đã kiếm được những đồng tiền đầu tiên nhờ làm một họa sĩ vẽ tranh biếm họa. Ông được cho là con người thích chơi chữ và đùa giỡn với nghệ thuật.
Con đường nghệ thuật rộng mở

Paris những năm đầu thế kỉ 20 là nơi lý tưởng để Duchamp có thể làm quen với xu hướng nghệ thuật hiện đại. Ông nghiên cứu các trường phái Dã thú, Lập thể và Ấn tượng lúc bấy giờ và bị thu hút bởi cách tiếp cận mới về cấu trúc và màu sắc. Ông liên kết những ý niệm của các trường phái trên thành một khái niệm mới có liên quan đến trường phái Lập thể, thời kỳ này tuy ngắn nhưng khá dữ dội. Một trong những bức tranh lập thể của Duchamp là Nude Descending a staircase (1913), đây là tác phẩm đầu tiên có tầm cỡ trong nền nghệ thuật hiện đại Hoa Kỳ. Bức tranh diễn tả cử chỉ khôi hài của người đàn bà khoả thân dưới ánh mắt xét nét của những người bình phẩm thực tế. Thông qua bức vẽ này, Duchamp thể hiện sự quan tâm đến tính tương tác giữa chuyển động của cơ thể với không gian nó tồn tại, điều mà ẩn trong trường phái nghệ thuật Hiện đại đời đầu. Ông tôn sùng một trong những thần tượng của mình, họa sĩ và nghệ sĩ đồ họa phái Biểu tượng- Odilon Redon. Trong những năm đầu sự nghiệp Duchamp đắm chìm trong sự bí ẩn, quyến rũ của trường phái Biểu tượng nhưng càng đi sâu vào nghiên cứu các chủ đề như ham muốn, bản năng giới tính của con người thì ông lại bị thu hút mạnh mẽ bởi sự ngang tàng, táo bạo của phái Dada và Siêu thực.
Duchamp năm 1952 trong thời gian tuyên bố từ bỏ nghệ thuật
Landscape at Blainville (1902) được Duchamp vẽ theo phong cách của Claude Monet
Đây là hình minh họa tạp chí do Marcel Duchamp thực hiện
Nude Descending a Staircase 1
Nude Descending a Staircase 2, đây là bức tranh chính thức tạo nên sự nghiệp có sức ảnh hưởng to lớn của Duchamp
Cũng từ năm 1915 đến 1923, ông dành hết 7 năm để tạo ra 2 tác phẩm để đời của mình, một trong đó là tác phẩm điên khùng, khó hiểu The Bride Stripped Bare by Her Bachelors, Even hay còn gọi là The Large Glass. Tác phẩm là chủ để điển hình về sự khêu gợi và ham muốn, được cấu tạo bằng những lá chì cán mỏng, sơn dầu và cột dây chì giữa những ô vuông kính. Nửa phần trên của ô vuông kính là hình một cỗ máy lạ đời, tượng trưng cho cô dâu. Phần dưới gồm cối xay cà phê và vật gì đó tương tự như hình nộm trong các nhà may, biểu hiện cho chú rể. Đây được coi là "bản tuyên ngôn thẩm mỹ học" chối bỏ nghệ thuật làm hài lòng thị giác của Duchamp. Ông từng tuyên bố: “Tôi quan tâm tới những ý niệm, chứ không phải vào những sản phẩm thị giác. Tôi muốn đặt hội họa trở lại phục vụ cho trí óc”.
Tác phẩm để đời The Bride Stripped Bare by Her Bachelors, Even
hay còn gọi là The Large Glass của Duchamp khiến người xem cảm thấy bối rối
Những năm cuối hoạt động nghệ thuật

Sau khi chủ nghĩa Siêu thực phổ biến rộng rãi ở Pháp, Duchamp thường xuyên đi lại giữa New York và Paris, ông tham gia vào các dự án in ấn, điêu khắc và cộng tác với nhóm những người theo chủ nghĩa Siêu thực ở một vài hoạt động nghệ thuật, tuy nhiên ông luôn luôn né tránh các vấn đề trong nội bộ nhóm, đặc biệt là chính trị. Duchamp chưa bao giờ là một phần thực sự của chủ nghĩa Siêu thực và với Dada lại càng không. Theo nghiên cứu của nhà quản lý, nhà văn Catherine Craft, những gì "readymades" của Duchamp thể hiện đã đi trước những lý thuyết của trường phái Dada được thành lập tại Zurich, Thụy Sỹ. Thực ra, phong trào Dada chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian rất ngắn và trong thời kỳ hoàng kim của chủ nghĩa Siêu thực, và cho đến khi nó bị lấn át hoàn toàn bởi trường phái này thì Duchamp lại tự nguyện đặt mình vào hàng ngũ của Dada, ông luôn đi ngược lại với dòng chảy nghệ thuật và trái ý đám đông. Vì thế, những tác phẩm của Duchamp cũng như cuộc đời họa sĩ của ông không định rõ theo bất cứ một trường phái nào.
Nàng Rrose Selavy xinh đẹp- Nhân cách thứ 2 của Duchamp
Vào năm 1920, ông tự mình cải trang thành Rrose Selavy- một người phụ nữ hay coi như một nhân cách thứ hai của ông nhằm khám phá rõ hơn về ham muốn tự nhiên của con người. Vào 1923, sau khi tuyên bố cho rằng The Large Glass là một tác phẩm chưa hoàn tất, Duchamp cũng tuyên bố ông đã kết thúc với nghệ thuật và rời New York để trở về Paris. Kể từ đó, ông dành hết tâm sức để đánh cờ. Song, thỉnh thoảng tác phẩm của ông lại xuất hiện, ví dụ như đoạn phim Anemic Cinema (1926) ngắn 7 phút mà ông sáng tác chung với họa sĩ người Mỹ tên Man Ray thuộc trường phái Dada. Tựa đề tác phẩm "anemic" chính là chữ "cinema" đảo ngược. Vào 1920-1930 ông đã tạo ra một bộ tác phẩm cơ giới vẽ trên thủy tinh, mang tên Precision Optics (Rotary Glass Plates, 1920, trưng bày tại Yale Center for British Art, New Haven, Connecticut). Tác phẩm là 5 đĩa thủy tinh sơn vẽ được quay trên trục kim loại. Trong vòng 1m, khi quay nó sẽ tạo ảo giác 3 chiều cho người thưởng lãm. Tác phẩm này đã mở đầu cho nền nghệ thuật kết hợp với sự chuyển động, về sau được gọi là nghệ thuật kinetic (nghệ thuật diễn động). Trong khoảng thời gian này ông cũng chỉ liên lạc với một nhóm nghệ sĩ thân thiết, trong đó có người chụp ảnh cho ông trong suốt cuộc đời Man Ray.
Anemic, 1926
Precision Optics, 1920
Vào năm 1942, Duchamp về sống ở New York và chính thức nhập quốc tịch Hoa Kỳ năm 1954. Tuy nhiên, hằng năm ông thường xuất ngoại. Sau khi ông qua đời vào 1968, người ta mới khám phá ra ông đã dành hơn 2 thập niên vào một tuyệt tác bất hủ, đó là bức tranh Étant Donnés (trưng bày tại Philadelphia Museum of Art). Tác phẩm bao gồm nhiều vật thể khác nhau. Tác phẩm đầy kích động này thật ra mục đích tạo ảo tưởng của nó phỏng theo tác phẩm The Large Glass trước đó. Étant Donnés mô tả người đàn bà được làm bằng da nằm lõa lồ phơi mình trên thảm lá trước thác nước giả. Điểm thú vị độc đáo là hình ảnh người đàn bà được nhìn lén xuyên qua 1 lỗ nhỏ trên cánh cửa gỗ to thô.
Tuyệt tác bất hủ Étant Donnés, và cách để người ta có thể thưởng lãm tác phẩm này cũng độc đáo không kém
Có thể nói, Duchamp là người phá phách tàn bạo nhất trong lịch sử nghệ thuật thế giới, đến độ đã đi quá trớn khi dám cả gan mang họa phẩm vang danh Mona Lisa của Leonardo da Vinci ra làm trò cười. Tác phẩm nghịch ngợm của ông họa lại Mona Lisa trên khổ tấm bưu thiếp rẻ tiền, điều đáng nói là ông đã tô điểm tặng nàng kiều diễm thêm hàng ria mép mỏng dính và chòm râu dê lưa thưa vài cọng. Tác phẩm gây chấn động này mang tên L.H.O.O.Q., ra đời năm 1919. Dù sao đi nữa, cũng nên nhìn nhận đó là 1 trong những tác phẩm "readymade" của Duchamp vì ông không phải là cha đẻ của nó. Ông chỉ là kẻ tạo cho người thưởng lãm có cái nhìn mới mẻ, nguồn tư tưởng khác lạ về một vật từng hiện hữu, cho dù là những vật bình thường quen thuộc nhất.
Bức họa nàng Mona Lisa xinh đẹp nổi tiếng đến mức không một ai mà không biết lại bị Duchamp biến thành một "readymade" để tạo cách nhìn mới mẻ, khác lạ cho người xem
Nghệ thuật của ông ảnh hưởng sâu sắc đến các thế hệ họa sĩ

Dù cho ông rời bỏ thế giới nghệ thuật rộng lớn ngoài kia thì sức ảnh hưởng của ông trong phong trào Avant- Garde tại New York vẫn không giảm sút. Ông khăng khăng nói với những người theo thuyết Tối giản và thuyết Ý niệm rằng nghệ thuật là biểu hiện của tâm trí chứ không phải của mắt và tay. Điều này báo hiệu mở ra một kỷ nguyên mới cho nghệ thuật hiện đại, sau tuyên bố của Joseph Kosuth " tất cả những gì gọi là nghệ thuật (sau thời đại Duchamp) bản chất đều là ý niệm vì nghệ thuật tồn tại được đều dựa trên các ý niệm". "Readymades" của Duchamp được các nghệ sĩ như Andy Warhol hay các nghệ sĩ Pop khác ưa thích, nghệ thuật của ông đã ảnh hưởng tới những phong cách nghệ thuật sau đó như Pop Art, Fluxus và các nghệ sĩ trình diễn, điển hình là âm nhạc khái niệm của John Cage.

Những chỉ trích quyết liệt của Duchamp về các chủ nghĩa hội họa đã khiến ông được tôn thờ bởi nhiều thế hệ họa sĩ, giống như ông, không đi theo con đường nghệ thuật thông thường. Ông được ngưỡng mộ bởi tài năng có thể dùng các vật liệu phi nghệ thuật để biến chúng thành nghệ thuật, thúc đẩy cách tiếp cận khái niệm mà không cứng nhắc. Nghệ thuật của ông ảnh hưởng mạnh mẽ đến làn sóng Avant- Garde thế kỷ 20 và những nghệ sĩ công khai thừa nhận ảnh hưởng của ông.
La Boite-en-Valise (Box in a Suitcase), 1935- 1941,
là một trong 24 phiên bản của những chiếc vali chứa bản sao những tác phẩm nghệ thuật của Duchamp

Hi vọng với nội dung này sẽ giúp các con có thêm nhiều kiến thức bổ ích.
Ba/mẹ và các bạn nhỏ muốn đóng góp thêm ý kiến và bổ sung nội dung nào, có thể để lại lời nhắn cho chúng mình biết nhé!
Cewbooks - xin chân thành cảm ơn!

Gửi ý kiến đóng góp

CUSTOMER SERVICE

Chính sách thanh toán

Điều khoản sử dụng

Chính sách bảo mật

http://thenounproject.comThe Noun ProjectIcon TemplateRemindersStrokesTry to keep strokes at 4pxMinimum stroke weight is 2pxFor thicker strokes use even numbers: 6px, 8px etc.Remember to expand strokes before saving as an SVG SizeCannot be wider or taller than 100px (artboard size)Scale your icon to fill as much of the artboard as possibleUngroupIf your design has more than one shape, make sure to ungroupSave asSave as .SVG and make sure “Use Artboards” is checked100px.SVG

Contact Us

Số 126 Trung Hòa, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

CEWBOOKS  
ĐỒNG HÀNH CÙNG CON KHÔN LỚN